Thuyết minh công nghệ hợp khối AO | Môi Trường Nhiệt Đới

Thuyết minh công nghệ hợp khối AO | Môi Trường Nhiệt Đới

Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ sẽ theo hệ thống thoát nước chảy về bể thu

gom. Song chắn rác được đặt trước bể nhằm giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải,

tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…) đồng thời làm giảm 5%

lượng SS và 5% lượng COD. Các chất thải rắn bị giữ lại tại song chắn rác được vớt bỏ

định kì. Tại bể này các hợp chất vô cơ như cặn thô, cát, sỏi… được lắng đọng xuống đáy

bể, sau đó nước được đưa sang bể điều hòa.
Thuyet minh cong nghe hop khoi AO | Moi Truong Nhiet Doi

Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hố thu chảy về luôn dao động trong ngày, bể

điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để đảm bảo

cho các quá trình xử lý sinh học về sau. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp

dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng và nồng độ các chất

ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình

xử lý tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Các lợi

ích của việc điều hòa lưu lượng là: (1) quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không

bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử

lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định; (2) chất lượng nước thải

sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.

Tại bể điều hòa, chất dinh dưỡng (N-P) được châm vào bể với liều lượng nhất định

được điều khiển bởi bơm định lượng nhằm cân bằng về tỷ lệ chuẩn hàm lượng các chất

dinh dưỡng trong nước thải (BOD:N:P = 100:5:1) để cho quá trình xử lý sinh học phía

sau diễn ra thuận lợi hơn. Dưới tác dụng của hệ thống sục khí được lắp dưới đáy bể, hàm

lượng các chất dinh dưỡng được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Nhờ quá

trình xáo trộn này mà hỗn hợp nước thải qua bể điều hòa được hòa trộn giải phóng các

chất hoạt động bề mặt trong nước thải, đồng thời phân hủy một phần chất hữu cơ trong

nước thải (khoảng 10%BOD).

Nước thải sau đó sẽ được bơm điều hòa bơm với một lưu lượng dòng chảy ổn định

vào bể sinh học thiếu khí – Anoxic để thực hiện quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Tại

đây xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải trong điều kiện

không có oxy, phân hủy và chuyển hóa chúng thành hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2…

qua 3 giai đoạn như sau:

Các chất hữu cơ à Các hợp chất dễ tan trong nước à Các axit hữu cơ, axit béo,

rượu… à CH4 + CO2 + N2 + H2…

Phần nước sau xử lý trong bể thiếu khí được đưa sang bể hiếu khí để thực hiện

bước xử lý hiếu khí. Tại bể xử lý hiếu khí có lắp đặt đệm vi sinh, là loại đệm được làm

bằng nhựa PVC, có độ bền cơ học cao chịu được áp lực nước lớn, độ rỗng xốp > 90-92%,

diện tích tiếp xúc trên một đơn vị thể tích lớn, chịu được hóa chất hòa tan trong nước, chi

phí thấp cho việc lắp đặt sửa chữa. Đệm vi sinh có tác dụng phân phối đều lượng nước

thải, tăng độ bám dính của vi sinh vật; đáy bể có lắp máy thổi khí chìm, cấp khí vào bể

với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan

thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-; (2) xáo trộn đều

nước thải tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý; (3) giải phóng

các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh

vật phân giải các chất ô nhiễm; (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh

vật. Các quá trình sinh hóa trong bể xử lý hiếu khí được thể hiện trong các phương trình

Oxy hóa và tổng hợp:

COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + VK hiếu khí  CO2 + H2O

+ NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác

Hô hấp nội bào:

C5H7O2N ( tế bào) + 5O2 + Vi khuẩn  5CO2 + 2H2O + NH3 + E

Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, vi khuẩn hiếu

khí Nitrisomonas và Nitrobacter còn oxy hóa NH3 thành NO2- và cuối cùng là NO3-.

Vi khuẩn Nitrisomonas:

2NH4+ + 3 O2  2NO2- + 4H+ + 2H2O

Vi khuẩn Nitrobacter:

2NO2- + O2  2NO3-

Tổng hợp hai phương trình trên:

NH4+ + 2O2  NO3- + 2H+ + H2O

Nước thải sau bể xử lý hiếu khí tự chảy sang bể lắng để loại bỏ các bông bùn cặn

có kích thước lớn trước khi chảy ra ngoài môi trường. Hóa chất khử trùng sẽ được châm

trực tiếp vào đường ống với liều lượng nhất định bằng bơm định lượng. Chất khử trùng

sẽ khuếch tán qua màng tế bào, tấn công các enzym và gây tác dụng diệt khuẩn. Nước

sau khi được khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn hóa lý cũng như vi sinh theo tiêu chuẩn QCVN

40:2011/BTNMT loại B xả thải ra môi trường tiếp nhận.

- Xử lý bùn cặn: Bùn cặn tạo ra ở đáy bể tuyển nổi, bể lắng sơ bộ, bể lắng sẽ được

xả định kỳ bằng van chuyển đến bể chứa bùn. Tại bể nén, bùn được làm giảm thể tích và

tự phân hủy, diệt trừ các mầm bệnh như trứng giun sán và các vi sinh vật khác. Phần

nước tách ra từ bể chứa bùn được bơm quay trở lại bể điều hòa. Bùn được nén giảm thể

tích theo định kỳ được bơm hút bởi đơn vị có chức năng.

Kết luận:

Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải đã

biết trong không gian thiết bị của mỗi mô-đun để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành

xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý

sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối

đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất

hữu cơ trong nước thải. Thiết bị hợp khối còn áp dụng phương pháp lắng có lớp bản

mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng và rút ngắn thời gian lưu.

Việc áp dụng công nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô

nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn tiết kiệm chi

phí đầu tư. Bởi công nghệ này có thể giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng, dễ quản lý

vận hành, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và

mùi hôi, chất lượng nước đầu ra được đảm bảo.
Nguồn: http://www.moitruongnhietdoi.com.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Bình luận Facebook