Bể lắng và các dạng bể lắng - Quá trình lắng trong xử lý nước giếng khoan

Bể lắng và các dạng bể lắng - Quá trình lắng trong xử lý nước giếng khoan

1.  Quá trình lắng:

 Quá trình lắng trong hệ thống xử lý nước giếng khoan là tách chất lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dụng của trong lực lên hạt lơ lửng có tỷ

trọng nặng hơn tỷ trọng nước.

 Quá trình lắng được ứng dụng trong:

- Lắng cát

- Loại bỏ cặn hữu cơ trong lắng đợt 1

- Loại bỏ cặn sinh học ở bể  lắng 2

- Loại bỏ các bông cặn hoá học trong quá trình keo tụ tạo bông

- Nén bùn trọng lực nhằm giảm độ ẩm bùn trong công đoạn xử lý bùn

 Phân loại bể lắng:

 Tuỳ theo công dụng của bể lắng trong công trình xử lý sinh học mà phân biệt bể lắng

đợt I và bể lắng đợt II.

- Bể lắng đợt I: đặt trước công trình xử lý sinh học

- Bể lắng đợt II: đặt sau công trình xử lý sinh học

 Căn cứ theo chế độ làm việc:

- Bể lắng hoạt động gián đoạn: thực chất đây là một bể chứa. Bể lắng kiểu này

được áp dụng trong trường hợp lượng nước thải ít và chế độ thải không đều.

- Bể lắng hoạt động liên tục: nước thải cho qua bể liên tục

 Căn cứ theo chiều nước chảy: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng ly tâm.

- Bể lắng ngang: nước chảy theo phương ngang từ đầu bể đến cuối bể.

- Bể lắng đứng: nước chảy từ dưới lên theo phương thẳng đứng.

- Bể lắng ly tâm (bể lắng radian)  nước chảy từ trung tâm.

 2.  Các dạng bể lắng:

 2.1  Bể lắng ngang:

 Bể lắng ngang có mặt bằng hình chữ nhật,  tỷ lệ giữa chiều rộng và dài không nhỏ hơn ¼ và

chiều sâu đến 4 m, rộng 2.5 – 6 m.

Nước theo máng phân phối ngang vào bể qua đập tràn thành mỏnghoặc tường đục lỗ xây dựng ở

đầu bể dọc suốt chiều rộng. Đối diện ở cuối bể cũng xây dựng máng tương tự để thu nước và đặt

tấm chắn nửa chìm nửa nổi cao hơn mực nước 0.15 – 0.2 m và không sâu quá 0.25 – 0.5m. để

thu và xả chất nổi, người ta  đặt một máng đặc biệt ngay sát  kề tấm chắn.

 Tấm chắn ở đầu bể đặt cách thành cửa vào khoảng 0.5 – 1 m và không nông hơn 0.2m với mục

đích phân phối đều nước trên toàn bộ chiều rông của bể.

 Đáy bể làm dốc để thuận tiện cho việc thu gom cặn. Độ dốc của hố thu cặn không nhỏ hơn 45 0 .

Ứng dụng:

Bể lắng ngang được ứng dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000m3/ngày. Thường sử dụng

bể lắng ngang trong xử lý nước cấp. Thời gian lắng 1-3h. Hiệu quả lắng 60%.

+ Ưu điểm: Gọn, có thể làm hố thu cặn ở đầu bể hoặc dọc theo chiều dài của bể. Hiệu quả xử lý

cao.

+ Nhược điểm: Giá thành cao, có nhiều hố thu cặn tạo nên những vùng xoáy làm giảm khả năng

lắng của các hạt cặn, chiếm nhiều diện tích xây dựng.

2.2  Bể lắng ly tâm:

 Bể lắng đứng thường có tiết diện hình tròn, đáy dạng nón.

- Nguyên tắc hoạt động: Nước chảy vào ống trung tâm giữa bể, đi xuống dưới vào bể lắng. Nước

chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, cặn rơi từ trên xuống đáy bể. Nước đã lắng trong được

thu vào máng vòng bố trí xung quanh thành bể và đưa sang bể lọc.

- Ứng dụng: Bể lắng ly tâm có thể ứng dụng làm bể lắng đợt 1 hoặc bể lắng đợt 2 với công suất

từ 20.000 m 3 /ngày đêm trở lên. Bể lắng ly tông xây bằng bê tông cốt thép ứng dụng cho nước

thải sinh hoạt với đường kính 40m, chiều cao bể ở tường xung quanh là 4m, thời gian lưu nước

lại trong bể khoảng 1-3h, hiệu suất lắng 60%.

- Ưu điểm: thiết kế gọn, diện tích đất xây dựng không nhiều, thuận tiện trong việc xả bùn hoặc

tuần hoàn bùn.

- Nhược điểm: hiệu quả xử lý không cao bằng bể lắng ngang, chi phí xây dựng tốn kém, hiệu suất

xử lý không cao.

2.3 Bể lắng đứng:

 –  Bể lắng đứng thường diện tích hình tròn hoặc hình vuông, đáy dạng nón hay chóp cụt.

–  Đường kính không vượt quá ba lần chiều sâu công tác và có thể đến 10m.

–  Khi nước dâng lên từ dưới thân thì cặn sẽ thực hiện một quá trình ngược lại. Như vậy cặn chỉ

lắng được trong trường hợp tốc độ lắng lớn hơn  tốc độ nước dâng Vd ( thông thường Vd = 0.7

mm/s). Thời gian lắng 0.5 – 1.5 giờ. Hiệu suất thường giảm 10-20% so với bể lắng ngang.

–  Cấu tạo vách nghiêng ở đáy bể giống bể lắng ly tâm.

 2.4 Bể lắng kết hợp tạo bông:

 Bể lắng có nhiệu vụ lắng những chất cặn trong nước chủ yếu là chất vô cơ và rác có kích thước

nhỏ. Bể lắng kết hợp khuấy trộn tạo bông để tăng kích thước các hạt cặn giúp quá trình lắng đạt

hiệu quả cao.

Bể lắng kết hợp tạo bông cho hiệu quả xử lý cao với nước thải có hàm lượng chất rắn cao.

Bể khuấy trộn được thiết kế 2 bể liên kết với bể lắng 1 dùng động cơ có lắp cánh khuấy để khuấy

trộn phèn với nước cần xử lý tăng khả năng lắng của các hạt keo và cặn trong nước.

Đối với các bể lắng ly tâm thường thì khó duy trì tốc độ dòng nước đầu vào 0.6 m/s, vì thế biện

pháp cải tiến là dùng bể tạo bông – lắng kết hợp. Bể này có thể được nâng cấp từ bể lắng ly tâm

thông thường.

- Nguyên tắc hoạt động:

Nước sau khi trộn với phèn hoặc hóa chất khác, tiếp xúc với cặn đã lắng của bể lắng sẽ đẩy

nhanh quá trình tạo ra bông cặn của các chất bẩn có trong nước.

- Ưu điểm: hiệu quả xử lý cao, ít tốn diện tích xây dựng

- Nhược điểm: Kết cấu phức tạp, chế độ quản lý chặt chẽ. Nhạy cảm với sự dao động lưu lượng

và nhiệt độ của nước.

2.5 Bể lắng lamellar:

- Cấu tạo: giống bể lắng ngang thông thường nhưng khác với bể lắng ngang là trong vùng lắng

của bể lắng Lamellar được đặt thêm các bản vách ngăn bằng thép không rỉ hoặc bằng nhựa. Các

bản vách ngăn này nghiêng 45-60 0 so với mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau.

- Ưu điểm: do cấu tạo thêm các bản vách ngăn nghiêng nên bể lắng loại này hiệu quả xử lý cao

hơn bể lắng ngang. Rút ngắn thời gian lắng nên giảm diện tích xây dựng.

- Nhược điểm: Chi phí lắp ráp cao, phức tạp. Theo thời gian thì các tấm lamellar sẽ cũ, xiêu vẹo.
http://wintravel.com.vn/book/tour/Tour-du-li-ch-Sa-i-Go-n---Mie-n-Tay/116

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Bình luận Facebook