Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường

Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường

1. Nguồn phát sinh, đặc điểm nước thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của dân cư tại:

- Khu dân cư: Nước thải ở khu vực này có thể tính bằng con số theo đầu người sử

dụng, số lượng nước khoảng 80-300 lít/người/ngày; mức độ ô nhiễm của nước thải

phụ thuộc vào điều kiện sống của từng khu vực và hệ thống thải nước của khu vực

đó.

- Khu thương mại: gồm có chợ, các cửa hàng, bến xe, trụ sở kinh doanh, trung tâm

mua bán của khu vực. Lượng nước thải khu vực này tính bằng số m 3 /ngày dựa trên

số lượng nước cấp đầu vào

- Khu vui chơi giải trí: gồm các quán cafe, câu lạc bộ, bể bơi... Ở đây lượng nước

thải thay đổi rõ rệt theo mùa trong năm.

- Khu vực cơ quan: gồm cơ quan công sở, trường học, bệnh viện, nhà nghỉ, nhà tù...

Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu

cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất dinh dưỡng

(Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliíbrm…);
Nuoc thai sinh hoat gay o nhiem moi truong

Ô nhiễm nước thải sinh hoạt
2.   Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt

Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước thải

Ngoài ra lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.

Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại :

–           Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con người từ các phòng vệ sinh;

–           Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ các nhà bếp

của các nhà hàng, khách sạn, các chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm,

nước rửa vệ sinh sàn nhà…

Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh nước thải

này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các loại

carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi

sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO 2 , N 2 ,

H 2 O, CH 4 … Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy

hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD 5 .

Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng

chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy chỉ số BOD 5  càng cao cho thấy chất hữu cơ có

trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức

độ ô nhiễm của nước thải cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Bình luận Facebook