Phát triển kinh tế luôn song hành với bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế luôn song hành với bảo vệ môi trường

Quê tôi xưa kia là vùng quê nghèo với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phương thức canh tác lạc hậu, tự cung tự cấp nên thu nhập của người dân thường thấp lại bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Đời sống người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước với nhiều chính sách như tạo điều kiện cho người dân vay vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc vào sản xuất nông nghiệp, khai hoang đất trống, sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, đổi mới giống cây trồng, vật nuôi.., đời sống nông thôn khá hơn. Đặc biệt nhiều loại phân bón hóa học được sử dụng làm cho đại bộ phân nông dân không còn theo lối canh tác truyền thống nữa.
Những lợi ích to lớn trong đổi mới canh tác mang lại như sản lượng sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, diện tích đất canh tác được mở rộng. Đặc biệt trong chăn nuôi đã hình thành nên những gia trại, trang trại quy mô lớn với đàn vật nuôi lên tới hàng trăm con khác nhau. Mô hình V - A - C đã được áp dụng rộng rãi, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người dân, thu nhập bình quân tăng lên đáng kể khoảng 50 - 60 triệu đồng một năm. Đặc biệt, một số hộ thu nhập bình quân lên tới hàng trăm triệu đồng một năm.
Tôi là người sống xa quê nhưng mỗi lần được về thăm lại thấy quê mình ngày càng có nhiều sự đổi mới. Lòng tôi cũng thấy vui và tự hào. Chất lượng đời sống người dân ngày một nâng cao. Họ đã xây được những ngôi nhà kiên cố, sắm được các vật dụng đắt tiền, có điều kiện cho con em mình học hành cao hơn.
phat trien kinh te luon song hanh voi bao ve moi truong

Bên cạnh những lợi ích mang lại, vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nông thôn cũng ngày một gia tăng do hậu quả của quá trình cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn nhanh chóng gây ra. Đây là một vấn đề nan giải, bức bách cần phải giải quyết cấp thiết hiện nay. Tôi nhớ lại khi còn nhỏ mỗi buổi chiều đi chăn trâu cùng đám bạn rồi đều rủ nhau đi tắm sông hoặc đi bắt tôm, cá về cải thiện cho bữa ăn hàng ngày.
Dòng sông đã gắn liền với tuổi thơ tôi với nhiều gian khó nhưng cũng có rất nhiều kỷ niệm đẹp. Tuy nhiên, bây giờ bọn trẻ lứa tuổi tôi hồi đó không một ai còn dám lội xuống dòng sông đó nữa. Sinh vật không thể sống nổi do nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng vì người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, rác thải sinh hoạt không được xử lý. Bên cạnh đó, chất thải của vật nuôi bị người dân xả trực tiếp ra môi trường thông qua kênh rạch, cống rãnh, sông ngòi, ao hồ. Điều này gây tác động không nhỏ tới môi trường nước, không khí, đất... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân xung quanh.
Biogas đã giải quyết tốt về vấn đề xử lý phân thải của vật nuôi. Môi trường không khí, nguồn nước mặt không bị ô nhiễm, vệ sinh chăn nuôi, chuồng trại sạch sẽ có tác dụng thúc đẩy tốt tốc độ tăng trọng của vật nuôi. Khí biogas cung cấp nguồn nhiên liệu khí đốt thỏa mãn nhu cầu đun nấu và thắp sáng. Nếu trước đây một hộ phải chi trả vài trăm nghìn tiền điện và tiền chất đốt một tháng nhưng khi dùng khí sinh học thì đã giảm chi phí đáng kể, nâng cao hiệu quả kinh tế và điều kiện sống cho nông dân.Từ năm 2007 trở lại đây, Nhà nước và các tổ chức của Hà Lan đã hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân làm hầm khí sinh học (Biogas) từ phân thải của gia súc. Chương trình đến nay đã triển khai được trên 52 tỉnh thành trong cả nước. "Biogas" còn gọi là khí sinh học là một hỗn hợp khí được sản sinh từ sự phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn trong môi trường yếm khí. Lúc đầu chuyển giao công nghệ còn gặp nhiều khó khăn, do chưa được áp dụng rộng nên người dân còn khá dè dặt để đầu tư.
Sử dụng khí biogas, nông dân không phải sử dụng đến nguồn nguyên liệu củi làm chất đốt cũng góp phần tốt trong việc bảo vệ rừng và giảm chi phí mua củi, than, ga giảm sự ô nhiễm môi trường do sử dụng củi, than làm chất đốt. Lượng phân sau khi đã qua phân hủy ở hầm biogas thì sử dụng bón cho các loại cây trồng rất tốt, ít bị các mầm bệnh sống ở phân gây hại cho cây trồng. Do đó chính sách đã tạo được niềm tin cho người dân quê tôi nói riêng cũng như trong cả nước.
Hiện nay, chi phí xây dựng hầm biogas không lớn lắm, khoảng 8 - 10 triệu đồng một hầm có dung tích từ 12-15 m3. Với mức kinh phí này thì không quá cao so với lợi ích lâu dài mà hầm biogas mang lại. Hiện nay với những phát minh mới như làm hầm biogas từ nguyên liệu composite thay thế cho xây hầm bằng gạch truyền thống đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân về chi phí lắp đặt, thay thế sửa chữa. Đồng thời khí sinh học còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nữa như làm nhiên liệu chạy máy nổ, máy phát điện... Với những lợi ích như vậy, mô hình này nên được nhân rộng hơn nữa tại.
Trong điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, quy mô sản xuất lớn cần phải chú trọng đến việc xử lý môi trường thì mới phát triển được nền nông nghiệp bền vững. Hầm biogas có đóng góp rất nhiều trong xử lý môi trường đối với sản xuất nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi gia súc ở nông thôn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Bình luận Facebook